Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2019

Quảng Ninh: Xây khu đô thị phức hợp 678 ha ở cửa khẩu Móng Cái

Hình ảnh
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 khu trung tâm đô thị tích hợp mới (ký hiệu Cl) - Thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái. Theo phê duyệt, khu trung tâm đô thị tích hợp mới có phía Đông giáp khu vực nuôi trồng thủy sản ( Khu đô thị mới - khu C2 Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái); Phía Tây giáp khu dân cư hiện trạng, đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (Khu đô thị mới - khu C2 Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái); Phía Nam giáp khu vực nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp (Khu đô thị mới - khu C2 Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái); Phía Bắc giáp khu dân cư hiện trạng,  đất nông nghiệp (Khu đô thị hiện hữu - khu C3 Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái). Quy mô, diện tích quy hoạch khoảng 687 ha; Dân số dự báo đến năm 2025 khoảng 2.300 người. Việc phê duyệt quy hoạch nhằm hình thành nên hệ thống không gian đô thị, dịch vụ, gắn kết hài hòa với đặc điếm địa hình tự nhiên, mặt nước và hệ sinh thái, trở thành khu chức năng đô thị đặc thù của Khu kinh tế

Doanh nghiệp nhà nước phải sắp xếp lại nhà, đất để đẩy nhanh cổ phần hoá

Hình ảnh
Trong hai tháng đầu năm, vẫn chưa có doanh nghiệp nào được phê duyệt phương án cổ phần hóa, nên tiến độ triển khai cổ phần hóa còn chậm... Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan liên quan khẩn trương lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá. Theo kế hoạch được Chính phủ phê duyệt thì giai đoạn 2017 - 2020 sẽ cổ phần hóa 127 doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2017 cổ phần hóa 44 doanh nghiệp; năm 2018 cổ phần hóa 64 doanh nghiệp; năm 2019 cổ phần hóa 18 doanh nghiệp và năm 2020 cổ phần hóa 1 doanh nghiệp. Thực tế lũy kế giai đoạn 2016 - 2018 đã có 159 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 442.275 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 206.024 tỷ đồng. Riêng trong năm 2018 đã cổ phần hóa 33 doanh nghiệp. Tổng giá trị của 23 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa năm 2018 là 31.706 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là

Bùng phát tranh chấp nhà chung cư - Vì sao?

Thực trạng tranh chấp tại các dự án nhà chung cư ở trên địa bàn TPHCM đang có dấu hiệu bùng phát trong thời gian gần đây. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp ở các chung cư dường như các cơ quan liên quan ở TPHCM vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để xử lý. Điều này dẫn đến người dân bỏ tiền tỉ mua căn hộ vẫn sống trong lo lắng... Từ tranh chấp quyền sở hữu Nhiều người dân tại chung cư La Bonita (số 6-8 đường D2, phường 25, quận Bình Thạnh, TPHCM) đang phải sống trong nỗi phiền muộn. Bởi sau vài năm bàn giao nhà thì xảy ra tranh chấp quyền sở hữu tòa nhà giữa chủ đầu tư cũ và chủ đầu tư mới, khiến nhiều cư dân bức xúc, thường xuyên phải sống trong cảnh không có điện, nước… Năm 2018, Cty Angel Homes thỏa thuận mua lại dự án La Bonita của Cty Nam Thị thông qua việc thực hiện mua 100% vốn góp từ Cty Nam Thị theo hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp số 16/2018/HĐCN với giá trị 5 tỉ đồng. Kèm theo đó là thỏa thuận Cty Angel Homes sẽ chi khoảng tiền 345 tỉ đồng để xử lý phần nợ xấu và tiề

Quá tải chung cư cao tầng ở Hà Nội

Hình ảnh
Dù có quy định về việc xây chung cư cao tầng ở nội đô với các tiêu chuẩn chiều cao, mật độ xây dựng... rất rõ ràng nhưng thực tế nhiều chủ đầu tư công trình không tuân thủ. Theo các chuyên gia xây dựng, vẫn cần thêm các tiêu chuẩn để siết lại tình trạng loạn xây cao tầng ở nội đô. Nhiều kẽ hở trong xây dựng nhà cao tầng Những tiêu chuẩn cụ thể về phát triển công trình cao tầng khu vực nội đô Hà Nội đã được cơ quan quản lý ban hành từ nhiều năm qua. Đến năm 2013, Bộ Xây dựng ra Quyết định 212 hủy bỏ 169 tiêu chuẩn xây dựng, trong đó có tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN) 323:2004 “Nhà ở cao tầng - Tiêu chuẩn thiết kế”, chỉ giữ lại 20 tiêu chuẩn được cho là phù hợp và đến nay vẫn chưa có tiêu chuẩn mới thay thế. Đại diện Bộ Xây dựng cho biết, theo quy định, nhà cao tầng được xây dựng lồng ghép trong kế hoạch phát triển nhà ở (theo số m2 sàn được cấp phép xây dựng), bị khống chế về chiều cao theo các chỉ tiêu và tiêu chí của quy chuẩn XDVN như tầng cao, khoảng lùi… Tuy nhiê

Đề xuất bỏ quy định nộp kinh phí bảo trì 2% khi mua nhà chung cư

Hình ảnh
Đó là đề xuất của Sở Xây dựng TPHCM đưa ra tại hội nghị về công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng vừa tổ chức tại Hà Nội. Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng phòng Quản lý nhà và công sở (Sở Xây dựng TPHCM), tranh chấp, khiếu kiện tại các chung cư trong thời gian vừa qua phần nhiều liên quan đến vấn đề quỹ bảo trì. Nếu vẫn còn quy định khi thuê nhà chung cư , người thuê nhà phải nộp kinh phí bảo trì 2% sẽ còn phát sinh tranh chấp. Theo Sở Xây dựng TPHCM, nhà chung cư có tuổi thọ trung bình 100 năm. Sau vài năm đầu đưa vào sử dụng, chi phí bảo dưỡng, bảo trì thiết bị chưa nhiều. Tuy nhiên, càng về sau, chi phí bảo trì thiết bị càng gia tăng và sau khoảng 10 năm, nguồn quỹ bảo trì sẽ cạn kiệt. Do đó, không nhất thiết phải nộp 2% phí bảo trì ngay từ đầu, mà có thể thực hiện đóng hằng năm, hoặc nếu phát sinh vấn đề cần phải có chi phí, cư dân sẽ đóng góp. Tại một hội thảo, ông Hà Quang Hưng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản